CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN PHÒNG CHÁY
VÀ CHỮA CHÁY
Bạn kinh doanh nhà hàng, nhà
nghỉ, khách sạn…mà điều kiện của nó là phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về
phòng cháy và chữa cháy, SAELAW giới thiệu đến bạn đầy đủ nhất nội dung cơ bản
của công việc này:
I. THÀNH PHẦN HỒ SƠ:
1. Đơn đề nghị cấp cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về
phòng cháy và chữa cháy (theo mẫu);
2. Bản sao “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PC&CC” và
văn bản nghiệm thu về PC&CC đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo, phương
tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PC&CC khi
đóng mới hay hoán cải hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về PC&CC đối với
cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác;
3. Bản thống kê các phương tiện PC&CC, phương tiện
thiết bị cứu người đã trang bị (theo mẫu)
4. Quyết định thành lập đội PC&CC cơ sở kèm theo danh
sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy.
5. Phương án chữa cháy.
Số bộ hồ sơ: 01 bộ
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng
cháy chữa cháy;
2. Bảng thống kê phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Văn bản qui định: 1. Thông tư số
04/2004/TT-BCA; 2. Nghị định số
35/2003/NĐ-CP; 3. Luật phòng cháy
chữa cháy 2013.
II. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN TTHC:
1. Tại Điều 9 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của
Chính phủ quy định : Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
được bố trí trên một phạm vi nhất định, có người quản lý, hoạt động và cần thiết
có phương án phòng cháy và chữa cháy độc lập phải bảo đảm các điều kiện an toàn
về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc
biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính
chất hoạt động của cơ sở;
b) Có quy định và phân công chức
trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở;
c) Có văn bản đã thẩm duyệt về
phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt
về phòng cháy và chữa cháy;
d) Hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống
sét, nơi sử dụng lửa, phát sinh nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa
cháy;
đ) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa
cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
e) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức
huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa
cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ; có phương án chữa cháy, thoát nạn và đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
g) Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện
phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc
điểm của cơ sở, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo quy định của
Bộ Công an và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy; có hệ thống giao
thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy tại cơ sở theo quy định;
h) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa
cháy theo quy định.
2. * Tại Điều 12 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày
04/4/2003 của Chính phủ quy định : Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối
với phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao
thông cơ giới vận chuyển chất, hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm và
duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc
biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm, tính chất
hoạt động của phương tiện;
b) Quy trình vận hành phương tiện, hệ thống điện, hệ thống
nhiên liệu, việc bố trí, sắp xếp người, vật tư, hàng hoá trên phương tiện phải
bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
c) Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới phải
được học tập kiến thức về phòng cháy, chữa cháy trong quá trình đào tạo cấp giấy
phép điều khiển phương tiện; đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ
giới có phụ cấp trách nhiệm và người điều khiển, người làm việc, người phục vụ
trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên và trên phương tiện
giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy,
nổ phải có giấy chứng nhận đã qua huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền;
d) Có phương tiện chữa cháy phù hợp với yêu cầu tính chất,
đặc điểm của phương tiện, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo quy
định của Bộ Công an và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy.
III. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:
1. Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
2. Danh mục cơ sở cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng
cháy và chữa cháy:
+ Nhà ở, khách sạn, văn phòng làm việc, nhà cho thuê văn
phòng có chiều cao từ 7 tầng trở lên.
+ Cơ sở sản xuất, chế biến xăng dầu, khí đốt hoá lỏng và
hoá chất dễ cháy, nổ, với mọi quy mô.
+ Cơ sở sản xuất, gia công, cung ứng, bảo quản và sử dụng
vật liệu nổ công nghiệp.
+ Kho xăng dầu có tổng dung tích 500 m3 trở lên, kho khí
đốt hoá lỏng có tổng trọng lượng khí từ 600 kg trở lên.
+ Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng.
+ Chợ kiên cố hoặc bán kiên cố có tổng diện tích kinh
doanh từ 1200m2 trở lên hoặc có từ 300 hộ kinh doanh trở lên, trung tâm thương
mại, siêu thị, cửa hàng bách hoá có tổng diện tích các gian hàng từ 300 m2 trở
lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
+ Nhà máy nhiệt điện có công suất từ 100.000 KW trở lên,
nhà máy thuỷ điện có công suất từ 20.000 KW trở lên, trạm biến áp có điện áp từ
220 KV trở lên.
+ Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên,
phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ.
* Đối với người nộp hồ sơ: Đại diện các cơ sở và phương
tiện tại danh mục nêu trên trước khi đưa vào hoạt động hoặc trong quá trình hoạt
động nếu có sự thay đổi về công năng, tính chất sử dụng phải đến nộp hồ sơ tại:
+ Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố,
* Đối với cán bộ nhận hồ sơ: Kiểm tra hồ sơ Cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ (hồ sơ có đủ giấy tờ theo theo quy định),
cán bộ sẽ nhận hồ sơ và hẹn ngày trả hồ sơ;
+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn
01 (một) lần để tổ chức và cá nhân bổ sung theo quy định.
- Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu nhận hồ sơ chủ cơ sở hoặc
người đại diện đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
về phòng cháy chữa cháy, (Buổi sáng từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13giờ
đến 17giờ từ thứ Hai đến thứ Sáu và buổi sáng thứ Bảy hàng tuần (ngày lễ
nghỉ).
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở cảnh sát phòng cháy
và chữa cháy
Thời hạn giải quyết: không quá 07 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo qui định.
IV. CÔNG VIỆC SEALAW LÀM CHO QUÝ
KHÁCH:
Trong quá trình thực hiện
công việc, SEALAW cung cấp các dịch vụ sau:
- Tư
vấn cho khách hàng nội dung và hình thức;
- Soạn
thảo tất cả các tài liệu cần thiêt cho việc xin giấy phép;
-
Thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan cấp
phép cho đến khi dược cấp phép;
-
Thay mặt cho khách hàng nhận bản gốc và bản sao kết quả cấp phép;
- Tư
vấn sau khi được cấp phép.
Trân trọng hợp tác!
|